Trước tình trạng các phường, xã ở TP.HCM than phiền không có thiết bị
đo tiếng ồn để xử phạt hành vi hát karaoke tự phát gây ồn ào, Sở TN-MT đề xuất sửa quy định cho phép dùng ứng dụng (app) trên thiết bị di động thông minh để đo tiếng ồn.
Trong văn bản đề xuất UBND TP.HCM các giải pháp xử lý
vi phạm tiếng ồn, Sở TN-MT kiến nghị trình Chính phủ sửa đổi bổ sung theo hướng cho phép sử dụng phương tiện đo đạc tiếng ồn như phần mềm điện thoại di động hoặc các phương tiện cầm tay hợp chuẩn để các địa phương sử dụng. App đo tiếng ồn được kỳ vọng sẽ giúp các phường, xã xử lý kịp thời các hành vi gây ồn, nhất là nạn hát karaoke tự phát ở các quán nhậu hoặc tại nhà riêng trong khu dân cư.
Phải được kiểm định
Trong buổi đối thoại với Chủ tịch UBND TP.HCM hồi cuối tháng 2, Chủ tịch UBND P.6 (Q.Gò Vấp) Phan Đình An đã đề xuất xây dựng app đo tiếng ồn để phường xử phạt. Theo quy định hiện hành, muốn xử phạt tiếng ồn phải chứng minh người vi phạm gây tiếng ồn vượt ngưỡng quy định (70 dB), phường không có chức năng đo nên phải thuê đơn vị đo đạc.
Đồng tình với đề xuất không giới hạn thời gian xử lý vi phạm, LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM, chia sẻ bản thân từng là nạn nhân của karaoke tra tấn nhưng khi phản ánh đến công an phường, khu phố thì nhận được câu trả lời “trước 22 giờ nên không thể xử lý”. LS Hậu cho biết các quy định về xử lý tiếng ồn đã đầy đủ, quan trọng là cán bộ cơ sở có làm hay không. “Nếu người dân hát karaoke ồn ào, cảnh sát khu vực và khu phố xuống nhắc nhở, lập biên bản cảnh cáo theo NĐ 167 thì họ sẽ thấy ngại và chấm dứt hành vi”, ông Hậu nói.
Theo quy trình này, phải mời phòng TN-MT quận huyện xuống kiểm tra, sau đó phòng TN-MT thuê đơn vị đo đạc đến địa điểm gây ồn đo. “Hát karaoke bằng loa kẹo kéo diễn ra nhanh chóng nên mình phải canh me để đo tiếng ồn. Nhưng phường lại không có công cụ, thẩm quyền xử phạt – giống như ra trận mà không đưa vũ khí”, ông An nêu khó khăn.
Khi biết ý tưởng của mình đã được Sở TN-MT đề xuất lên UBND TP.HCM, ông An hy vọng nếu được Chính phủ thông qua, bất kỳ công chức
văn hóa thông tin, môi trường và cảnh sát khu vực nào cũng có thể sử dụng. Ngoài chức năng đo tiếng ồn, ông An cũng đề nghị phát triển thêm chức năng ghi lại hình ảnh vi phạm và in ra biên bản để làm chứng cứ xử phạt.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết có 2 nghị định (NĐ) để xử phạt tiếng ồn: NĐ 167/2013 và NĐ 155/2016, trong đó NĐ 167 có mức xử phạt thấp 100.000 – 300.000 đồng nên chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, muốn xử phạt với mức cao theo NĐ 155 thì cần định lượng tiếng ồn bằng thiết bị chuyên dụng. Thế nhưng, không phải phường xã nào cũng có thiết bị đo tiếng ồn nên không thể xử phạt.
“Bây giờ, Sở TN-MT đề xuất dùng app đo tiếng ồn thì app đó có được cơ quan nhà nước chứng nhận không, nếu mỗi nơi dùng app khác nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng cùng một địa điểm nhưng chỉ số tiếng ồn khác nhau”, luật sư Chánh đặt vấn đề và dẫn chứng xử phạt tiếng ồn cũng như xử phạt hành vi chạy quá tốc độ, phải có thiết bị chuyên dụng, được kiểm định bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu muốn dùng app thì các cơ quan chức năng nhà nước phải xác định tiêu chuẩn hợp quy và thống kê danh sách app được chứng nhận để tránh gây tranh cãi.
Trả lời
Thanh Niên về đề xuất trên, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM, cho rằng việc phát triển app đo tiếng ồn không khó, trên các kho ứng dụng có rất nhiều, nhưng không thể tải xuống để dùng rồi làm căn cứ xử phạt vì còn phải tuân thủ quy định pháp luật. Quy định hiện hành muốn xử phạt thì phải có thiết bị chuyên dụng được kiểm định đạt chuẩn.
“Bức xúc về tiếng ồn từ hát karaoke tự phát là một chuyện nhưng để xử phạt hành vi đó là một chuyện khác. Phải tuân thủ quy định”, ông Dũng nhìn nhận. Giám đốc Sở KH-CN cho biết thêm, nếu có phần mềm đi chăng nữa thì vẫn phải gắn vào thiết bị phần cứng, trong khi cấu hình ĐTDĐ mỗi cái khác nhau nên cần phải tính toán thêm.
Đề xuất không khống chế thời gian xử phạt
Ngoài đề xuất tạo hành lang pháp lý để sử dụng app đo tiếng ồn, Sở TN-MT còn đề xuất sửa tăng mức xử phạt, thời gian xử phạt và giao thêm quyền cho chủ tịch UBND xã, phường. Cụ thể, nguồn gây tiếng ồn từ các quán nhậu, cửa hàng
kinh doanh, hoặc trong khu dân cư phát sinh trong thời điểm nhất định, nhưng NĐ 155 lại không giao thẩm quyền xử phạt cho chủ tịch UBND cấp xã, vốn là cấp cơ sở gần dân nhất nên không xử lý kịp thời hành vi vi phạm.
Sở TN-MT nhận định việc giải quyết các phản ảnh về tiếng ồn đòi hỏi phải mang tính nhanh chóng, kịp thời, do đó cần tăng cường vai trò của người đứng đầu (chủ tịch UBND cấp xã và trưởng công an xã) cần khoanh vùng khu vực thường xuyên có hoạt động gây ra tiếng ồn bị phản ánh để tăng cường giám sát, nhắc nhở, xử lý. Bên cạnh đó, các địa phương kiện toàn nhân sự tổ kiểm tra liên ngành văn hóa, xã hội của địa phương theo hướng bổ sung chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm về tiếng ồn trong khu dân cư.
Bên cạnh đó, Sở TN-MT đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Công an trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung NĐ 167 theo hướng tăng mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng và không giới hạn thời gian để xử lý vi phạm, nhằm xử